Bệnh đậu gà trong chăn nuôi gặp rất thường xuyên. Đây là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở gà, gây suy giảm sức khỏe. Nếu không được phát hiện để chữa trị kịp thời gà có nguy cơ tử vong cao và lây lan nhanh chóng. Gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Vậy bệnh đậu gà do đâu mà bị? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị thế nào? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bài viết hôm nay dagatructiep9.com chia sẽ tất cả thông tin. Về cách nhận biết phòng và chữa bệnh đậu ở gà chọi hiểu quả nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh đậu gà
Gà mắc bệnh xuất hiện các mụn thịt u nôi khắp cơ thể nhất là vùng đầu. Đây là căn bệnh truyền nhiễm do nhóm virus thuộc chủng pox viruses gây nên. Chúng tồn tại trên các loại vật ký sinh như ruồi muỗi… Chính vì thế gà bị bệnh do côn trùng cắn và lây lan trên diện rộng. Ngoài ra còn bị bệnh do nguồn thức ăn và nước uống nhiễm ký sinh nêu trên. Gà tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh cũng bị lây lan. Gây suy giảm sức khỏe cho gà, nếu không trị kịp thời sẽ nặng và tử vong.
Triệu chứng nhận biết bệnh đậu gà
Bệnh này có thể nhận biết ở 2 thể đó là: thể ngoài da và thể niêm mạc
Biểu hiện trên da của bệnh đậu gà
Ở thể này dễ dàng nhận biết bằng mắt thường thông qua các mụn mọc trên cơ thể gà. Các mụn như mụn cóc cuất hiện ở vị trí mép gà, mào gà, mắt gà, tích gà, vùng dưới cánh và vùng hậu môn. Mụn mọc gần mắt gây nên bệnh viêm kết mạc mắt gà bị khéo kín không mở ra được. Nổi những mụt có nàu nâu đỏ hoặc xám và to dần theo thời gian. Để lâu không chữa trị chúng sẽ chuyển sang màu vàng đến khi vỡ ra. Mụn vỡ ra có dạng sệt màu kem, những mụn khô sẽ rơi ra để lại sẹo trắng. Gà bị ở thể ngoài da thường ít nguy hiểm hơn, gà vẫn ăn uống bình thường. Tuy nhiên nguy cơ lây lan vãn rất cao, sư kê hết sức lưu ý vấn đề này.
Trực tiếp Thomo hôm nay – Đá gà trực tiếp c1
Biểu hiện trên niêm mạc của bệnh đậu gà
Đối với thể niêm mạc sẽ thường xuất hiện ở gà con. Đậu gà sẽ thường nổi ở các vị trí như trong niêm mạc, trong họng gà, khóe miệng và thanh quản. Chúng được bao phủ bởi lớp màng màu vàng khó thấy bằng mắt thường. Nếu để ý sẽ thấy vị trí dó gò lên cao hơn so với thông thường. Gạt lớp màng màu vàng ra sẽ thấy đậu gà được che phủ bên dưới. Bệnh gây cho gà cảm giác đau đớn không buồn ăn và ủ rũ. Gà ốm đi nhanh chóng uy giảm miễn dịch.
Phương pháp điều trị bệnh đậu gà
Dưới đây sẽ là 3 cách chữa bệnh đậu gà được nhiều sư kê áp dụng nhất. Hướng dẫn trị tất cả các loại đậu gà từ nặng tới nhẹ. Từ cách trị đơn giản cho tới phức tạ tùy vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Việc đầu tiên cần làm trước khi chữa trị cho gà là thực hiện cách ly. Khi phát hiện có các thể bị đậu gà cần tách ra ngay và kiểm tra tất cả các con còn lại. Thực hiện khử trùng và phun thuốc diệt ruồi muỗi ngay. Tiếp theo mới tiến hàng chữa trị gà bệnh.
- Phương pháp trị bệnh đậu gà theo cách dân gian. Trị bằng cách dùng mực hoặc thuốc tím bôi vào vị trí bị nổi đậu 4 lần/ ngày. Nhốt gà ở nơi kín đáo không có gió và đảm bảo khô ráo thoáng khí.
- Áp dụng phương pháp thủ công lấy mụn đậu cho gà chọi. Thực hiện cậy đậu gà rơi ra và nặng ấy hết nhân bên trong. Sau đó tiến hành sát khuẩn bằng nước nuối vi sinh rồi để khô. Tiếp theo dùng tetrasilin màu vàng nghiền trộn lẫn với thuốc mắt mỡ. Bôi hỗn hợp đều lên các vị trí đậu đã vệ sinh sạch. Thực hiện 4 lần/ ngày liên tục đế khi thấy gà khỏi hẳn.
- Dùng thuốc đặc trị xanhtininen chuyên trị bệnh đậu gà và dùng kháng sinh cho gà.
Biện pháp phòng tránh bệnh đậu gà
Giữ vệ sinh chuồng trại, rửa máng ăn và máng uống sạch sẽ. Khử trùng khu vực nuôi định kỳ bằng cách phun thuốc khử trùng khu vực nuôi và xung quanh chuồng. Rắc vôi bột quanh khu vực nuôi, tiêm vacxin ngừa bệnh đậu cho gà. Trong quá trình nuôi bổ sung các loại vitamin và khoáng chất. Cho gà sử dụng các loại men tiêu hóa và ion điện giải để gà có sức đề kháng cao.
Bài viết chia sẽ tất cả thông tin về bệnh đậu gà. Anh em có thể tham khảo để có thêm kinh nghiệm đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra liệu trình chữa trị cho gà. Biết cách ngăn ngừa và cách ly gà kịp thời tránh thiệt hại về kinh tế. Chúc anh em thành công!