Gà bị mất gân – gân yếu ảnh hưởng trực tiếp đến việc di chuyển, đi lại và ra đòn. Nếutham gia đá gà trực tiếp thì tỷ lệ chiến thắng không cao. Vậy làm thế nào để nhận biết gà bị đứt gân và cách chữa gà bị đứt gân như thế nào? Bài viết dưới đây của chuyengiaga.com sẽ chia sẻ đến bạn những cách nhận biết gà chọi mất gân và cách chữa trị, cùng theo dõi nhé!
Lý do và nguyên nhân gà mất gân chân là gì?
Thông thường, nếu bạn thấy gà chọi của mình đá nhẹ, gà đá thiếu lực hoặc không có lực để nhảy lên và hay ngã. Khi đá sang đến hiệp 2 hoặc hiệp 3 là không thể nhảy lên đá nữa mà chỉ đi lối hoặc đi lang thang chịu đòn, để cho đối thủ đánh…. thì các sư kê nghĩ ngay đến gà mình đang có vấn đề về gân gối hay nhiều sư kê vẫn thường gọi là gà yếu gân hay gà bị mất gân.
Cách chăm sóc và điều trị gà yếu chân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà chọi bị yếu gân hay mất gân. Nhưng theo kinh nghiệm mà chuyengiaga.com đúc kết được gà bị yếu gân thường do những nguyên nhân sau:
Gà bị yếu chân: Nguyên nhân và hậu quả
- Do chế độ ăn uống:gà chọi thông thường được nuôi bằng thức ăn công nghiệp
- Do môi trường nuôi một số anh em để gà được nuôi ở một không gian quá chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu nắng
- Chế độ tập luyện chưa đúng cách
- Gà bị đau chân trong một thời gian dài nên ít vận động dẫn đến cơ đùi 2 bên phát triển không đồng đều.
Phương pháp om bóp để cải thiện tình trạng gà chân yếu
- Do tiêm phòng: Khi nuôi gà rất khó phòng bệnh, một số bệnh phải tiêm vào cơ đùi, tiêm quá nhiều có thể làm gà bị đứt gân. Hoặc việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
- Om gà chọi không đúng cách: Sau khi gà đá về, kê thường chườm se, chườm nóng, lạnh để giãn cơ và mau lành vết thương. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách cũng dẫn đến thoái hóa gân – tình trạng gân bị yếu.
- Vào nghệ cho gà không đúng cách
- Thời gian thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 không cản mái khiến cho gà đạp mái quá nhiều gây mất gân
- Do di truyền của các dòng gà. Một số dòng gà sau khi thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 thì không còn khả năng thi đấu.
- Gà bị sốt quá cao ở một khoảng thời gian lâu
- Gà bị tiêu chảy dài ngày
Lưu ý: Có thể giải quyết được vấn đề gà chọi yếu gân, nhưng một số trường hợp không thể giải quyết được do tố chất của gà, nếu gặp trường hợp điều trị lâu dài không thấy tiến triển thì nên dừng lại .
Các biện pháp điều trị khi gà bị mất gân chân
Các sư kê cần hiểu được nguyên nhân sẽ giúp cho cải thiện và hạn chế tình trạng mất gân ở đời sau từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Thực hiện theo các hướng dẫn sau khi chăm sóc gà chọi bị mất gân sau:
Kiểm tra và quan sát cẩn thận trước khi điều trị gà chân yếu
Nếu thấy gà chọi của bạn có biểu hiện giãy giụa, khó di chuyển, đi khập khiễng, yếu chân sau trận đấu… trước hết hãy thả gà ra chỗ thoáng, để gà tự do vận động. Bạn có thể thả chúng với những con gà non. Nhưng nhớ tránh thả cùng gà mái hoặc những con gà trống cùng chạng để tránh gây ra xung đột không đáng có.
Bước điều trị gà mất gân: Om bóp đúng cách
Sử dụng rượu thuốc để om bóp cho gà đá 1 lần/ ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối. Thực hiện bước này liên tục trong vòng nửa tháng. Ngoài ra nên kết hợp thêm một số bài tập hỗ trợ gân để gà phục hồi từ từ.
Việc tập luyện cần thiết cho gà bị yếu chân
Bước này không phải là huấn luyện để gà ra trường, mà là phục hồi chân, giúp gân cứng cáp hơn. Một số bài tập tốt cho gà bị mất gân – gân yếu như: